Entity là gì? Giải mã thuật toán đánh giá và xếp hạng của Google với Entity
Trong SEO, Entity là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng và khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của website thương hiệu. Vậy Entity là gì? Và phải làm sao để xây dựng và tối ưu Entity trên website một cách hiệu quả nhất?
Entity là gì?
Entity – Thực thể – là một khái niệm được sử dụng để chỉ những đối tượng cụ thể như một thương hiệu, một sản phẩm, một địa điểm hoặc một cá nhân nào đó. Entity cần hội tụ đủ 4 yếu tố:
- Đơn lẻ
- Duy nhất
- Xác định được
- Phân biệt được.
Trong SEO Onpage, Entity Building là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc mô tả dữ liệu với các công tụ tìm kiếm. Cụ thể công cụ này sẽ giúp cụ thể và đơn giản hóa thông tin để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng nhận diện website của bạn. Từ đó, làm tăng mức độ uy tín, tính xác thực của thương hiệu đối với Google và các công cụ tìm kiếm.
Với những lợi ích vượt trội đó, ngày nay Entity hầu như cần thiết cho mọi website. Đặc biệt đối với loại hình website như: Trang web kinh doanh của doanh nghiệp, Website cung cấp kiến thức, tuyên truyền,… và các website muốn lên top công cụ tìm kiếm nhanh chóng.
Tại sao Entity lại quan trọng đối với SEO?
Như đã phân tích, Entity đóng vai trò rất quan trọng trong SEO. Bên trong Entity có chứa những thực thể – đối tượng mà bộ máy thuật toán của Google có thể đọc được và hiểu được mối quan hệ giữa các thực thể này. Vì vậy, Entity mang lại hiệu quả rất lớn trong việc SEO Website của bạn, cụ thể:
- Định danh website: Thông qua việc khai báo chủ đề của website bằng Social, Schema,… Entity giúp website của bạn được Google định danh.
- Tăng điểm Trustrank: Entity giúp Google xác định trang web là của ai? Tính chuyên gia trong các bài viết?…. Nhờ việc định danh cụ thể, Entity giúp Google đánh giá website của bạn uy tín hơn, điểm trustrank – độ uy tín của domain được tăng cao.
- Tăng thứ hạng từ khóa của website: Khi đã khai báo Entity, trustrank website tốt, thứ hạng từ khóa sẽ được nâng cao trên Google. Từ đó, Google sẽ tích cực quảng bá website của thương hiệu nhiều hơn đến những người dùng có quan tâm đến lĩnh vực đã được khai báo Entity.
- Entity mang lại hiệu quả bền vững và giá trị lâu dài cho website.
- Hỗ trợ website phục hồi nhanh hơn trong những trường hợp bị báo lỗi hoặc bị chơi xấu.
Cơ chế đánh giá và xếp hạng của Google dựa trên entity
Theo một công bố của Google, việc đánh giá và xếp hạng dựa trên Entity sẽ thông qua những yếu tố sau:
- Sự liên quan – Relatedness: Tính liên quan được Google xác định dựa trên nhiều Entity Building trên website. Có nghĩa là càng nhiều Entity trên website thì mức độ liên quan càng cao.
- Sự đóng góp – Contribution: Các đóng góp được xác định bởi các tín hiệu đến từ bên ngoài website của bạn, nhưng lại tác động trực tiếp đến entity.
- Mức độ nổi tiếng – Famous: Độ nổi tiếng của trang web được Google nhận định trên các yếu tố như: liên kết ngoài, đánh giá, lượt đề cập, tỷ lệ tìm kiếm… Nếu Entity của bạn càng có giá trị cao, thì ngược lại giá trị của các đối thủ cạnh tranh sẽ thấp đi. Khi đó độ nổi tiếng của bạn sẽ được Google đánh giá cao hơn.
- Giải thưởng – Prizes: Thống kê số liệu chính xác về các giải thưởng mà thực thể nhận được, giúp Google đánh giá entity cao hơn. Các giải thưởng càng lớn thì giá trị mang lại cho thực tể càng cao hơn.
Dựa trên 4 yếu tố trên, Google sẽ đánh giá và xếp hạng Entity theo quy trình sau:
- Đánh giá mức độ liên quan của các thực thể khác
- Đánh giá sự chú ý của người dùng với Entity và giá trị được gán cho chúng.
- Đánh giá độ tin cậy, giải thưởng của Entity.
- Số liệu của các loại truy vấn
- Đánh giá đóng góp của Entity và tạo ra một tệp dữ liệu trên SERP
Kết quả của quy trình đánh giá này, Google sẽ tổng hợp và tạo ra một tệp dữ liệu trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm về thực thể đó.
Ví dụ như khi tìm kiếm về Hoa hậu Thùy Tiên, Google sẽ cung cấp các tệp thông tin SERP
Quy trình xây dựng Entity hiệu quả
Có rất nhiều cách thức khác nhau để tạo lập Entity Building. Tuy nhiên để xây dựng Entity thực sự hiệu quả, doanh nghiệp nên tham khảo theo quy trình sau:
Sử dụng các hệ thống Social Property Linking
Hãy bắt đầu tạo nền móng cho Entity bằng việc sử dụng các trang mạng xã hội uy tín để tạo dựng thương hiệu. Sau đó tạo liên kết giữa các trang mạng xã hội với website để Google có thể dễ dàng xác minh và tăng uy tín doanh nghiệp.
Sử dụng các hệ thống của Google Interlink
Interlink là những liên kết nội bộ giúp Google dễ dàng theo dõi luồng liên kết giữa các thông tin trên website của bạn. Qua những liên kết này, Google sẽ đánh giá được luồng thông tin trên website có được thống nhất không. Sự thống nhất về mặt nội dung, thương hiệu,… giúp Google dễ dàng nhận định và xác minh uy tín của trang web hơn.
Sử dụng các dịch vụ Google Maps
Tăng tính xác thực cho Entity bằng việc xác định vị trí cụ thể của thương hiệu trên Google Maps. Đây là một trong những công cụ quan trọng để Google đánh giá cao website và thương hiệu của bạn.
Sử dụng các kĩ thuật Content writing (Semantic và Thematic)
Tối ưu nội dung trên website bằng cách đảm bảo tính độc nhất, sáng tạo và liên quan đến chủ đề chính của website, đồng thời tối ưu bài viết theo các quy chuẩn SEO. Trong đó, Semantic và Thematic là hai kỹ thuật content cần được chú trọng nhiều nhất khi làm content website. Cụ thể:
- Semantic Content – Nội dung theo ngữ nghĩa: Semantic Content xây dựng nội dung theo các từ khóa chính, giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định chủ đề của nội dung nói đến cái gì.
- Thematic – Nội dung bao hàm mọi khía cạnh của chủ đề: Tức là tạo nên những nhiều nội dung bao phủ chủ đề của trang web.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chăm sóc, sắp xếp thời gian tối ưu nội dung thường xuyên.
Social Entity review
Social Entity Review là những bài đánh giá có liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn trên Social. Những yếu tố này đang động rất lớn đến uy tín của thương hiệu.
Social Guide
Kết hợp thêm các công cụ đánh giá từ bên ngoài cũng là một phương pháp giúp tăng cường độ uy tín thương hiệu rất hiệu quả.
Doping
Kết hợp thêm các kỹ thuật tối ưu giúp website tránh khỏi những đợt “càn quét” của Google.
Cách tối ưu Entity trên website
Tối ưu trên trang – Onsite
Một số kỹ thuật tối ưu Entity Onsite phải kể đến như:
- Nội dung theo Topic Cluster – Chủ đề: Hãy mở rộng các bài viết bàn luận sâu hơn về chủ đề của website thay vì chỉ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Điều này rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng
- Tao mạng lưới liên kết có liên quan: Tối ưu Entity bằng việc xây dựng mạng lưới bao gồm những liên kết có liên quan đến nhau. Những liên kết này cũng sẽ khiến cho website của thương hiệu xuất hiện nhiều hơn trên những vùng nội dung cùng chủ đề, lĩnh vực.
- Tạo Schema trên website: Schema hay còn gọi là lược đồ, là một đoạn code HTML của website. Schema có nhiệm vụ tạo các đoạn mô tả nâng cao để hiển thị trên trang kết quả công cụ tìm kiếm. Lược đồ này có vai trò quan trọng trong việc bổ sung thông tin, liên kết website với các chủ đề, sản phẩm dịch vụ cụ thể.
- Google My Business cần được cập nhật thường xuyên: Đây là kênh thông tin quan trọng giúp Google nắm được các yếu tố về doanh nghiệp, website, xác minh thông tin của doanh nghiệp.
Tối ưu ngoài trang – Offsite
Bên cạnh việc tối ưu Onsite, doanh nghiệp nên thực hiện thêm các hoạt động Offsite trên các nền tảng khác ngoài website:
- Hồ sơ doanh nghiệp trên Social: Mạng xã hội có tầm ảnh hưởng và sức hút rất lớn đối với người dùng. Vì vậy, đây là những nền tảng rất quan trọng để tăng độ phủ sóng và uy tín của thương hiệu. Bạn cần tạo hồ sơ doanh nghiệp cho những nền tảng này và chèn liên kết dẫn về website, sau đó tạo Schema trên web với các Entity về Social Profile đó.
- Kết nối với các nền tảng khác thuộc Google: Google Maps, Google News, My Business, Google site,… là những nền tảng quan trọng giúp xác thực Entity hiệu quả, mạnh mẽ hơn.
Lời kết:
Entity là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình xây dựng website đặc biệt là SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Hi vọng những kiến thức về Entity là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn và có thể xây dựng Entity một cách hiệu quả nhất.